Truy lĩnh

Giúp kế toán lập được bảng truy lĩnh cho từng loại truy lĩnh thực tế phát sinh tại đơn vị

Nghiệp vụ thực tế các trường hợp tính truy lĩnh

1. Truy lĩnh tăng MLCS

  • Khi nào cần thực hiện Truy lĩnh tăng MLCS: Khi đã có Nghị định của Chính phủ về việc tăng MLCS, nhưng do đơn vị chưa có nguồn chi trả theo MLCS mới nên vẫn phải trả MLCS cũ. Đến khi được cấp nguồn, kế toán truy lĩnh lại phần chênh lệch MLCS mới – cũ cho các tháng lẽ ra được hưởng MLCS mới nhưng bị trả MLCS cũ.

Ví dụ thực tế: Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ – CP về việc tăng MLCS từ 1.800.000 lên 2.340.000 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024. Tuy nhiên, tại đơn vị chưa có nguồn để trả ngay nên tháng 7, 8 vẫn trả theo MLCS 1.800.000. Đến tháng 09/2024 (Tháng áp dụng thực tế) mới bắt đầu trả lương theo MLCS 2.340.000 và truy lĩnh tăng MLCS tháng 7,8

2. Truy lĩnh nâng lương

  • Khi nào cần thực hiện Truy lĩnh nâng lương: Khi CBNV đến thời điểm được nâng lương, phụ cấp nhưng đơn vị vẫn chưa nhận được Quyết định nên vẫn trả mức hưởng cũ. Khi nhận QĐ, kế toán mới bắt đầu tính mức hưởng mới cho CBNV. Nếu Ngày hưởng ghi trong QĐ trước tháng thực tế CBNV bắt đầu được tính lương mới thì cần truy lĩnh lại thời gian lẽ ra hưởng lương mới nhưng chưa được trả đúng.

Ví dụ thực tế: Ngày 26/07/2024, đơn vị nhận được QĐ nâng HSL của CBNV Nguyễn Vân Khánh từ 3.0 lên 3.33, ngày hưởng là 01/02/2024. Do thực tế, tháng 07/2024 đơn vị vẫn trả HSL 3.0, đến tháng 08/2024 mới bắt đầu trả mức 3.33 nên kế toán truy lĩnh phần chênh lệch HSL 0.33 trong 6 tháng (02, 03, 04, 05, 06, 07)

Cách tính truy lĩnh trên phần mềm

Vào menu Tính lương\Truy lĩnh
Các trường hợp tính lương truy lĩnh như sau:

Cập nhật 24/04/2025

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan